Hiện nay, các phương pháp Y học cổ truyền được nhiều người áp dụng để điều trị bệnh. Vậy cơ hội việc làm của ngành này ra sao? Vào có nên học Y học cổ truyền không?
Ngành Y học cổ truyền hay còn được gọi là Đông y, đây là một thuật ngữ dùng để chỉ nền y học có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam xưa và để phân biệt với Tây y. Theo lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa: Âm Dương – Ngũ Hành. Khi hai yếu tố này cân bằng thì cơ thể con người sẽ khỏe mạnh.
Hiểu một cách đơn giản, Y học cổ truyền là nền y học dựa trên nền tảng Âm Dương – Ngũ Hành. Việc điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền chính là điều chỉnh sao cho Âm Dương – Ngũ Hành cân bằng, từ đó giúp cho cơ thể trở nên khỏe mạnh. Trong khi đó, Tây y chữa bệnh dựa trên các kiến thức về sinh lý, giải phẫu, vi sinh…
Tại các trường đào tạo ngành Y học cổ truyền, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về điều trị, chẩn đoán bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền. Đó là những kiến thức chuyên sâu của ngành học như dược học cổ truyền, cách bào chế thuốc, chế biến dược liệu, thực vật dược… Bên cạnh đó, người học cũng được đào tạo các biện pháp chữa bệnh bằng dưỡng sinh như thực dưỡng, xoa bóp… cùng các phương pháp châm cứu như châm tê, điện châm, thủy châm…
Sau khi theo hệ đại học, cao đẳng hay học Trung cấp Y học cổ truyền, bạn có thể làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh Y học cổ truyền, bệnh viện từ công lập đến tư nhân với vai trò là bác sĩ, y sĩ hay điều dưỡng… Bên cạnh đó, với các kỹ năng chăm sóc và điều trị của ngành Y học cổ truyền, bạn cũng có thể tự mở phòng khám riêng và điều trị cho người bệnh tại nhà. Ngoài ra, bạn có cơ hội tham gia công tác phòng bệnh, tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe bằng Y học cổ truyền tại địa phương. Hoặc tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học lĩnh vực Y học cổ truyền.
Hiện nay, Y học cổ truyền giữ một vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và ngày càng được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người cao tuổi. Việc sử dụng các phương pháp và bài thuốc Đông y để điều trị được nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi sự lành tính và ít tác dụng phụ của các loại thảo dược.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của Y học cổ truyền đã kéo theo nhu cầu nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo các chuyên gia, ngành Y học cổ truyền đang thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao. Không chỉ tại các bệnh viện đa khoa, bệnh viện Y học cổ truyền mà tại nhiều cơ sở y tế tuyến địa phương cũng cần tuyển nhân lực làm việc trong bộ phận Y học cổ truyền.
Chính vì vậy, cơ hội việc làm của sinh viên ngành Y học cổ truyền cũng tương đương với các ngành y học hiện đại khác. Khi tốt nghiệp ngành này, người học có nhiều cơ hội tìm được việc làm phù hợp với mức lương khá ổn định.
Mức lương của những người làm việc trong ngành Y học cổ truyền tương đối cao. Tùy vào năng lực và kinh nghiệm mà người làm sẽ nhận được mức lương tương ứng. Thực tế, thu nhập của ngành này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm làm việc, trình độ chuyên môn.
Thông thường, với những sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 5 – 6 triệu đồng/ tháng. Đối với những bác sĩ Y học cổ truyền làm trong biên chế nhà nước có mức lương cơ bản là 830.000đ x hệ số 3,24 = 2.689.000 đồng, chưa tính các thu nhập khác tùy vị trí làm việc.
Đối với những người dày dạn kinh nghiệm hơn sẽ có mức thu nhập từ 6 – 10 triệu đồng/ tháng. Còn đối với trường hợp mở phòng khám tại nhà, sẽ có mức thu nhập khá cao nếu có năng lực chuyên môn giỏi, được người bệnh tin tưởng đến khám chữa bệnh.
Để học tập và thành công trong lĩnh vực Y học cổ truyền thì người học cần có những tố chất sau:
Trên đây là những thông tin về công việc và cơ hội việc làm của ngành Y học cổ truyền, hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên học Y học cổ truyền không.
Tổng hợp
Các thí sinh rớt tốt nghiệp không cần quá lo lắng bởi còn rất nhiều…
Hiện nay ngành Y đang được rất nhiều bạn trẻ mong muốn theo học và…
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và nền kinh…
Việc lựa chọn ngành học phù hợp với học lực khá trong khối A không…
Khối A là một trong những khối quan trọng trong chương trình cấp 3, dành…
Trước khi quyết định theo đuổi ngành Dược, nhiều thí sinh thường tự hỏi: "Học…