Những chuyên gia sức khỏe cho rằng, những trẻ nhỏ dưới 12 tháng có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên thường gặp một số trục trặc như đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ…Chứng đầy hơi có thể khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. Dưới đây là một số giải pháp giúp khắc phục tình trạng này.
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầy hơi ở trẻ nhỏ
Đầy hơi ở trẻ nhỏ có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiêu hóa. Chứng trào ngược dạ dày – thực quản không phải lúc nào cũng biểu hiện bằng nôn trớ, chính vì thế nó có thể bị nhầm lẫn là bé chỉ bị đầy hơi. Triệu chứng chảy làm cho bé bị mất chất điện giải nhiều qua phân cũng là nguyên nhân gây đầy hơi trướng bụng, dẫn đến chèn ép cơ hoành, gây ói nhiều. Hay chứng táo bón gây ứ phân tạo điều kiện để vi trùng sẽ sinh hơi trong đại tràng làm bụng bé hay bị đầy hơi. Bên cạnh đó, bé bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng có thể gây bụng căng trướng.
Theo những chuyên gia sức khỏe của trường Cao đẳng Y Dược TPHCM thì đầy hơi ở trẻ nhỏ chủ yếu được xác định là chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Rất nhiều mẹ cho con ăn dặm sớm (trước 5-6 tháng tuổi), ăn cơm sớm (trước 1 tuổi khi chưa mọc đủ răng hàm) hay sử dụng những thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. Việc này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường ruột của bé, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi dẫn đến trướng bụng.
Làm thế nào để chứa chứng đầy hơi cho trẻ?
Đối với những bị đầy hơi, bạn cần thực hiện theo dõi hoạt động cũng như tâm trạng của bé. Nếu bé bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, bỏ bú hoặc khó ngủ, đây có thể là vấn đề nghiêm trọng. Một số triệu chứng như sốt hoặc có máu lẫn trong phân cũng cảnh báo những vấn đề khác ngoài đầy bụng đơn thuần, lúc này bạn đưa bé đi khám bác sĩ . Trong trường hợp bé vẫn vui vẻ, tươi cười thì không nên quá lo lắng và thực hiện một số cách dưới đây.
Cho bé bú đúng tư thế
Khi cho con bú, hãy luôn giữ cho đầu bé ở cao hơn so với dạ dày. Cách này sẽ giúp sữa sẽ trôi xuống đáy dạ dày, còn khí thừa sẽ nằm ở trên và dễ dàng để ợ ra hơn. Cũng cần chắc chắn con đang ngậm núm vú đúng cách, tránh hút phải khí thừa. Nếu bé bú bình thì cũng nên nâng cho hơi dốc để bé không nuốt khí vào bụng trong khi bú.
Giúp trẻ ợ hơi ra ngoài
Sau mỗi bữa ăn (bú, ăn dặm), bạn cần giúp bé ợ hơi. Thế nhưng, cần lưu ý là không nên làm trẻ ợ hơi ngay sau trẻ mới ăn vì việc ợ hơi sẽ đẩy cả thức ăn ra ngoài. Bạn nên đợi sau 20 phút để làm các thao tác.
Bạn có thể thử nhiều tư thế cũng như phương pháp khác nhau như: ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và vỗ nhẹ lên lưng bé, tiếp đó xoa lưng bé theo chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ. Cách làm này giúp đưa không khí từ trong bụng lên trên và đẩy ra ngoài.
Bạn cũng có thể đặt bé ngồi trên đùi, một tay giữ nhẹ cằm bé còn tay kia xoa hoặc vỗ lưng cho bé. Hay để bé nằm sấp trên đùi và vỗ hoặc xoa lưng cho bé. Ngoài ra, có thể vuốt lưng cho trẻ khi trẻ bú sữa sẽ giảm được lượng hơi ứ đọng lại trong dạ dày cũng như tránh việc trẻ bị nôn, ọc sữa.
Massage và chườm bụng cho trẻ
Để giúp trẻ giảm lượng hơi trong dạ dày và dễ chịu hơn, mẹ cần massage bụng cho trẻ thường xuyên. Đây được đánh giá là cách làm hiệu quả. Bạn nên nhẹ nhàng sử dụng những ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Bạn có thể sử dụng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Một lưu ý nhỏ là không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong. Ngoài ra thì bạn cũng có thể chườm nóng bụng cho trẻ. Hãy lấy khăn mềm, nhúng nước nóng và vắt khô, gấp lại rồi đặt lên vùng bụng của bé cho đến khi hết ấm, sẽ giúp bé đẩy hơi thừa ra ngoài.