Với những người thường xuyên khám sức khỏe định kỳ sẽ đều thắc mắc về chỉ số SGPT là gì? Nếu bạn cũng đang thắc mắc xét nghiệm SGPT thì cùng theo dõi giải đáp trong bài viết sau.
Chỉ số SGPT còn được gọi là chỉ số ALT, đây là viết tắt của enzyme Alanine Aminotransferase được tìm thấy trong tế bào ở gan. Ngoài ra còn có một ít ở trong xương, thận, cơ và tim.
Người có sức khỏe tốt thì sẽ có chỉ số ALT thấp trong máu. Tuy nhiên trong thời gian sống, bất kỳ tác động nào gây tổn thương gan thì cũng làm giải phóng enzyme này vào máu. Đây là nguyên nhân khiến cho chỉ số ALT tăng lên cao.
Các bác chỉ thường làm xét nghiệm này để nhằm phát hiện tổn thương do bệnh lý cho gan, qua đó chẩn đoán và dùng thuốc phù hợp. Nếu nồng độ ALT quá cao trong máu cho biết gan đang bị tổn thương nghiêm trọng. Để đánh giá chức năng gan, sự tổn thương gan thì các bác sĩ thường kết hợp 2 xét nghiệm SGPT và SGOT bổ trợ cho nhau.
>>> Xem thêm: Chỉ số RSI là gì? Nội dung và công thức tính chỉ số RSI
Sau khi nắm được thông tin chỉ số SGPT là gì? Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc về khi nào cần làm xét nghiệm nay. Qua quá trình khai thác tiền sử bệnh, khám lâm sàng thì bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm nếu có triệu chứng bị suy giảm chức năng gan gồm:
Người thường xuyên dùng thức ăn, đồ uống hại cho gan như thuốc lá, rượu, bia, béo phì, tiếp xúc với hóa chất độc hại lâu dài, có tiền sử bệnh lý về gan…được chỉ định xét nghiệm SGPT.
Ngoài ra, việc kiểm tra chỉ số ALT trong máu được dùng trong trường hợp theo dõi tiến triển bệnh ở gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan…Từ đó xác định thời gian dùng phương án điều trị bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị.
Gan bị tổn thương khiến cho chỉ số ALT tăng cao. Ở người khỏe mạnh thì chỉ số ALT dao động 7 đến 56 U/L, tuy nhiên nếu thực hiện xét nghiệm ALT đơn lẻ sẽ không đánh giá chính xác tình trạng gan. Bởi vậy, bác sĩ thường kết hợp vài xét nghiệm để mang đến hiệu quả chẩn đoán chính xác nhất.
Người bệnh khi được chỉ định xét nghiệm chỉ số SGPT thường không rõ mục đích. Theo đó, ALT là chỉ số đặc trưng cho men gan giúp việc chẩn đoán, đánh giá mức độ tổn thương gan.
Nếu chỉ số này trong ngưỡng giới hạn bình thường cho thấy gan vẫn hoạt động khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu chỉ số tăng lên, tùy vào mức độ tăng nhẹ hay mạnh sẽ cảnh báo chức năng gan người bệnh khác nhau. Nếu không được phát hiện kịp thời thì bệnh nặng hơn, kèm theo biến chứng nguy hiểm khó lường, đe dọa đến tính mạng.
Chỉ số ALT trong máu với người viêm gan nhẹ, cấp tính, xơ gan, mạn tính…chỉ số thường tăng nhẹ đến trung bình. Mức độ này cho thấy sự tổn thương gan là nhẹ, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà phải theo dõi thường xuyên, tránh tình huống xấu.
>>> Xem thêm: Khái niệm chỉ số SGOT là gì? Ý nghĩa của chỉ số SGOT
Nguyên nhân khiến cho chỉ số tăng nhẹ đến trung bình có thể do gan nhiễm mỡ, tắc nghẽn đường mật… Không chỉ vậy, tình trạng này thường xảy ra với người nghiện rượu bia, tổn thương tim hay có khối u gan …đều khiến chỉ số này tăng lên.
Chỉ số ALT tăng cao đến rất cao trong máu, gấp 100 lần so với ngưỡng bình thường. Điều này cho thấy bệnh gan đang hết sức nghiêm trọng như viêm gan do virus, hay mạn tính. Nguyên nhân là do tổn thương từ việ dùng thuốc, tiếp xúc với hóa chất độc hại, trụy mạch, suy gan cấp tính. Nghiêm trọng hơn nếu chỉ số tăng lên 5,000 U/L là do suy gan cấp tính, sốc gan.
Người bị viêm gan cấp tính thì nồng độ ALT tăng rất cao. Sau thời gian điều trị từ 3 – 6 tháng, chỉ số sẽ dần giảm xuống đến mức bình thường.
Bài viết trên đây giúp bạn giải đáp câu hỏi chỉ số SGPT là gì? Ý nghĩa của chỉ số này như thế nào? Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác, chúc bạn sức khỏe!
Các thí sinh rớt tốt nghiệp không cần quá lo lắng bởi còn rất nhiều…
Hiện nay ngành Y đang được rất nhiều bạn trẻ mong muốn theo học và…
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và nền kinh…
Việc lựa chọn ngành học phù hợp với học lực khá trong khối A không…
Khối A là một trong những khối quan trọng trong chương trình cấp 3, dành…
Trước khi quyết định theo đuổi ngành Dược, nhiều thí sinh thường tự hỏi: "Học…