Chỉ số SGOT (hay còn gọi là AST) thường có trong xét nghiệm men gan. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đọc chỉ số SGOT là gì? Kết quả xét nghiệm này có ý nghĩa như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây để bạn tham khảo.
1. Chỉ số SGOT là gì?
SGOT là từ viết tắt của Glutamic-oxaloacetic transamine, còn được gọi là AST (viết tắt của Aspartate aminotransferase). Đây đều là menTransamine co trong bào tương với ti thể trong tế bào, nhất là trong tế bào gan, với các tế bào khác như tim, thận, xương, não, phổi, tủy, hồng cầu và bạch cầu.
Với nhiệm vụ chuyển hóa chất trong cơ thể nên gan có hệ thống enzym hoàn chỉnh để thực hiện chức năng này. Khi tế bào gan bị tổn thương thì men gan tăng và giải phóng enzym vào máu. Bởi vậy mà chỉ số SGOT trong xét nghiệm gan là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của gan.
Thường các men SGOT nằm trong tế bào gan nhưng khi tế bào gan bị hoại tử do viêm, xơ gan hay ung thư gan…thì men này sẽ tràn vào máu, khiến cho nồng độ này trong máu tăng cao hơn.
Transaminase hay Aminotransferase đều là các enzym nội bào, có vai trò xúc tác phản ứng trao đổi chuyển gốc NH2 giữa các amin với nhau. Trong đó hai transamine quan trọng nhất trong gan là AST (GOT) và ALT (GPT).
2. Ý nghĩa của chỉ số SGOT là gì?
Chỉ số SGOT trong xét nghiệm gan không thực hiện riêng lẻ mà thường kết hợp với xét nghiệm SGPT. SGPT(Glutamic-pyruvic transaminase) còn được gọi là ALT (Alanine aminotransferase). Đây là một men Transamine tập trung chủ yếu trong tế bào gan. Dựa vào kết quả xét nghiệm men gan tăng nhiều hay ít so với bình thường, men SGOT hay SGPT tăng ưu thế hơn giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán nguyên nhân làm tăng men gan.
Men AST ( aspartate aminotransferase) phân bố rộng rãi trong mô, nhất là cơ, tim, gan và thận bởi vậy nồng độ men trong huyết thanh tăng liên quan đến các mô này. Một số bệnh như viêm gan, xơ gan, ung thư biểu mô di căn có thể khiến cho nồng độ AST huyết thanh tăng lên.
Một số bệnh nhân có thể giảm nồng độ AST huyết thanh ở trường hợp người chạy thận nhân tạo hay thiếu Vitamin B6. Có 2 isoenzyme của AST được phát hiện ở ty thể với tế bào chất. Trong đó isoenzyme tế bào chất sẽ xuất hiện ở huyết thanh bình thường, còn isoenzyme ty thể với isoenzyme tế bào chất được phát hiện trong huyết thanh với người bị bệnh gan mật với bệnh mạch vành.
Đối với người khỏe mạnh thì chỉ số SGOT (AST) ở nam giới là từ < 40 UI/L, còn với nữ giới là < 35 UI/L. Trong khi đó, chỉ số SGPT (ALT) cũng ở mức độ này, dẫu vậy theo hệ thống máy xét nghiệm với hóa chất khác nhau thì phòng xét nghiệm sẽ cung cấp các khoảng tham chiếu khác nhau.
>>> Xem thêm: Chỉ số VNIndex là gì? Ý nghĩa chỉ số VNIndex với giới đầu tư
Thường thì hàm lượng enzyme AST trong hồng cầu cao gấp 4-8 lần trong huyết thanh. Bởi vậy khi lấy mẫu xét nghiệm mà bị vỡ hồng cầu sẽ làm tăng hoạt độ AST. Bên cạnh đó, người bệnh dùng thuốc tăng huyết áp, thuốc trợ tim, tiểu đường, phòng ngừa thai, điều trị tăng mỡ máu hay người lớn tuổi dẫn tới tăng hoạt độ AST trong máu.
Men gan có thể tăng với người có bệnh lý khác về gan. Cụ thể, nếu xét nghiệm men gan tăng dưới 5 lần giới hạn trên mức bình thường và chỉ số men SGOT > SGPT thì khả năng cao thì người bệnh đang trong tình trạng vận động thể lực mạnh, bệnh về cơ, nhược giáp hay tán huyết… Còn nếu chỉ số men SGOT <SGPT thường xảy ra ở bệnh viêm gan, cường giáp, bệnh celiac, viêm gan,…
Kết quả xét nghiệm men gan tăng >1000 UI/L thường do đợt viêm gan bùng phát hay bệnh lý bất thường xảy ra cấp tính, đặc trưng của hội chứng hủy tế bào gan, nhất là đợt viêm gan siêu vi.
Hàm lượng transaminase tăng rất cao, rất sớm và nhanh khi xuất hiện tình trạng vàng da. Mức độ tăng này song song với sự hủy hoại của tế bào gan.
3. Các nguyên nhân thường gặp gây tăng men gan
- Bệnh gan do rượu: Chỉ số SGOT/SGPT trong xét nghiệm men gan >2 lần, kèm theo bị tăng GGT (Ɣ-glutamyl transferase, là một loại men gan) do rượu ethanol bị oxy hóa thành acetaldehyt. Nguyên nhân là do enzym alcol dehydrogenase là chất độc phá hủy tế bào, đồng thời hủy các transminase, nhất là GPT. Bởi vậy các enzym này không tăng cao.
- Viêm gan do virus B và C: Chỉ số SGOT/SGPT <1, cho biết người bệnh vừa trải qua truyền máu, tiêm chích hay có nguy cơ dùng ma túy, quan hệ nhiều bạn tình. Để chẩn đoán xác định, người bệnh phải thực hiện một số xét nghiệm gồm BHV DNA, HbsAg, antiHBs, anti HCV và HCV RNA,…
- Viêm gan do thuốc: Theo các bác sĩ chuyên khoa, các thuốc có thể làm tăng men gan như Naproxen, Paracetamol, Diclofenac, Phenylbutazone, Tetracyclin, Isoniazid, Phenytoin, Acid Vaproic, Trimethoprim với các thuốc hạ cholesterol máu nhóm statin,…Trường hợp này thì men gan sẽ trở về bình thường sau khi ngưng thuốc vài tuần hoặc vài tháng.
>>> Xem thêm: Chỉ số RSI là gì? Nội dung và công thức tính chỉ số RSI
- Bệnh gan thoái hóa mỡ: Chỉ số men gan SGOT/SGPT <1 cho biết người bệnh có thể đang bị tăng đường huyết đói, rối loạn lipid thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường, béo phì và rối loạn lipid máu.
- Một số bệnh lý rối loạn tính thấm màng, viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan tiên phát hoặc di căn thường kèm theo mức độ hủy tế bào gan vừa phải nên nồng độ các transminase tăng vừa phải.
- Bệnh Wilson: Chỉ số SGOT/SGPT >2,2 với đồng niệu 24 giờ >100μg, ceruloplasmin/máu <200 mg/L cho biết bệnh nhân đang bị ứ đọng đồng trong cơ thể. Nhất là người bị tổn thương thận, xơ gan, tán huyết và rối loạn ngoại tháp, xuất hiện vòng Kayser-Fleischer ở mắt.
- Bệnh gan tự miễn: Tăng men gan là tình trạng tổn thương da ở thận, niêm mạc nhất là ở nữ giới. Để chẩn đoán chính xác tình trạng này thì phải sinh thiết thận, nguyên nhân là do bệnh ứ sắt mô (hemochromatosis), các bệnh về cơ do lao động nặng hay sử dụng thuốc gây bệnh tán huyết, bệnh Crohn, ly giải cơ, viêm loét kết tràng..
Bài viết trên đây nhằm giải đáp thông tin chỉ số sgot là gì? Ý nghĩa và cách đọc chỉ số sgot trong tăng men gan như thế nào? Hi vọng giúp bạn đọc có thể hiểu thêm về tình trạng bệnh của mình. Chúc bạn sức khỏe!