Categories: Chứng khoán

Những kiến thức cơ bản về chứng khoán quyền là gì?

Chắc hẳn có nhiều người chưa nắm rõ chứng khoán quyền là gì? Vậy hãy đọc những thông tin trong bài viết dưới để biết được những kiến thức cơ bản về chứng quyền nhé.

Chứng khoán quyền là gì?

Chứng khoán quyền hay còn được gọi là chứng quyền, đây là một loại chứng khoán cho phép người sở hữu có quyền được mua hoặc bán chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo mức giá đã được xác định trước đó, hoặc cũng có thể mua bán với mức giá tại hoặc trước thời điểm thời điểm đã được ấn định.

Chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant – viết tắt CW) là chứng khoán do công ty chứng khoán phát hành. Chứng quyền này có mã giao dịch riêng, được niêm yết trên sàn chứng khoán và có hoạt động giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở. Thời hạn của chứng quyền đảm bảo được tính từ ngày chào bán đến ngày đáo hạn tối thiểu là 03 tháng và tối đa là 02 năm.

Mỗi chứng quyền luôn gắn với một mã chứng khoán cơ sở và có 1 tỷ lệ chuyển đổi để làm căn cứ tham chiếu khi thực hiện quyền. Có 2 loại chứng quyền có đảm bảo: chứng quyền mua và chứng quyền bán.

  • Chứng quyền bán: Người sở hữu chứng quyền được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.
  • Chứng quyền mua: Người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện…

Những kiến thức cơ bản về chứng khoán quyền là gì?

Xem thêm: Những điều cần biết về chứng khoán phái sinh

Các thông tin cơ bản của một chứng quyền 

Thông tin

Ý nghĩa

Chứng khoán cơ sở

Chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là chỉ số chứng khoán, cổ phiếu đơn lẻ hoặc chứng chỉ quỹ ETF. Trong giai đoạn đầu triển khai chứng quyền tại Việt Nam, chỉ có cổ phiếu được chọn làm chứng khoán cơ sở.

Giá chứng quyền

Là khoản chi phí mà nhà đầu tư cần phải bỏ ra nếu muốn sở hữu chứng quyền.

Giá thực hiện

Là mức giá để nhà đầu tư thực hiện quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở khi chứng quyền đáo hạn.

Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi này cho biết số chứng quyền mà nhà đầu tư cần phải có để đổi lấy một chứng khoán cơ sở. 

Ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi là 10:1, nghĩa là cần sở hữu 10 chứng quyền để mua một chứng khoán cơ sở.

Thời hạn chứng quyền

Là thời gian lưu hành của chứng quyền, tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 02 năm.

Ngày giao dịch cuối cùng

Là ngày giao dịch trước 2 ngày so với ngày đáo hạn của chứng quyền có bảo đảm và là ngày cuối cùng mà chứng quyền còn được giao dịch. 


Trong trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết do chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết, ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền trùng với ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở.

Ngày đáo hạn

Là ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện chứng quyền.

Kiểu thực hiện quyền

Gồm 2 kiểu thực hiện quyền đó là kiểu Châu Mỹ và kiểu Châu Âu . Trong giai đoạn đầu triển khai chứng quyền tại Việt Nam, chứng quyền chỉ được thực hiện quyền theo kiểu Châu Âu. Theo đó, người sở hữu chứng quyền chỉ được thực hiện quyền tại ngày đáo hạn.

Phương thức thanh toán khi thực hiện quyền

Bằng tiền mặt. Người sở hữu chứng quyền sẽ nhận được khoảng tiền chênh lệch khi giá thanh toán của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện.

Một số ưu điểm và hạn chế của chứng khoán quyền là gì?

Ưu điểm của chứng quyền

Đối với chứng khoán quyền sẽ có những ưu điểm sau: 

  • Đầu tư vốn ít, khả năng sinh lời cao: Với chứng quyền, bạn không cần mua cổ phiếu nhưng có ngay hình thức đầu tư nhận lời như cổ phiếu.
  • Đòn bẩy cao: Có thể hiểu là những gì mà nhà phát hành chứng quyền cấp cho nhà đầu tư. Đây là cơ hội giúp bạn mua 1 mà lời 10 nhanh chóng.
  • Với chứng quyền mọi người có thể đặt lệnh cắt lỗ: Khi mua giá cao nhưng nếu bạn thấy giá có xu hướng đi xuống trước ngày đáo hạn thì có thể đặt lệnh cắt lỗ tại một thời điểm nào đó bất kỳ. Điều này giúp giảm thiểu khả năng rủi ro cho nhà đầu tư.
  • Được đảm bảo tính thanh khoản nếu bạn chọn mua chứng quyền có đảm bảo.
  • Phương thức giao dịch linh hoạt: Bạn có thể dùng chính tài khoản chứng khoán của mình để giao dịch trên sàn chứng khoán
  • Giao dịch chứng khoán quyền không cần thực hiện ký quỹ.

Dựa vào những căn cứ này các bạn cân nhắc lựa chọn nên mua hay không nên mua.

Những kiến thức cơ bản về chứng khoán quyền là gì?

Xem thêm: Tìm hiểu những khái niệm trong chứng khoán ký quỹ là gì?

Hạn chế của chứng khoán quyền

Bên cạnh những ưu điểm trên, bạn cần phải nắm được những điểm hạn chế của chứng quyền.

  • Thời gian đầu tư chứng quyền tương đối ngắn: Thời gian đầu tư chỉ từ 3  tháng – 2 năm theo quy định của mỗi nhà phát hành. Vì vậy, khi đến đáo hạn, bản thân nhà đầu tư cần cân nhắc nên giữ hay bán chứng quyền lại cho bên phát hành.
  • Rủi ro từ đòn bẩy cao: Đòn bẩy của chứng quyền cao hơn rất nhiều so với trái phiếu, cổ phiếu…vậy nên một khi thua lỗ thì tỷ lệ tổn thất sẽ rất lớn.
  • Lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào thời gian nắm giữ chứng quyền: Bởi nếu trong thời gian dài thị trường sẽ có biến động mạnh, giá chứng quyền cũng biến động có khả năng tăng cao. Hoặc ngược lại trong thời gian ngắn giá chứng quyền biến động thấp do tài sản cơ sở biến động thấp.

Chứng quyền không hoàn toàn phù hợp với tất cả các nhà đầu tư, do đó bạn cần cân nhắc những điều trên.

Các loại giá trong sản phẩm chứng quyền

Một chứng quyền khi lưu hành sẽ có các loại giá khác nhau, mỗi loại giá có một ý nghĩa riêng. Do đó, nhà đầu tư cần phân biệt các loại giá như sau:

 – Giá thực hiện (hay giá thực hiện quyền): Là mức giá mà nhà đầu tư sở hữu chứng quyền có quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền khi đáo hạn. Mức giá này sẽ được tổ chức phát hành công bố khi chào bán chứng quyền. Đây là cơ sở so sánh để nhà đầu tư xác định trạng thái và mức lãi lỗ khi đầu tư vào chứng quyền. Thông thường, giá thực hiện này sẽ được giữ cố định trong suốt thời hạn của chứng quyền và chỉ thực hiện điều chỉnh trong một số trường hợp chứng khoán cơ sở có sự kiện doanh nghiệp.

– Giá chứng quyền (hay giá của một chứng quyền): Là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở hữu chứng quyền. Vào thời điểm phát hành giá, chứng quyền là mức giá chào bán của tổ chức phát hành. Khi chứng quyền được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, giá chứng quyền chính là giá giao dịch của chứng quyền trên thị trường.

– Giá thanh toán: Là mức giá được Sở Giao dịch chứng khoán xác định và công bố trước ngày đáo hạn của chứng quyền. Mức chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện sẽ cho biết mức lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư vào thời điểm đáo hạn của chứng quyền. Đây cũng là cơ sở để tổ chức phát hành thực hiện thanh toán khoản tiền chênh lệch khi nhà đầu tư thực hiện quyền.

Tổng hợp

Rate this post
Phương

Share
Published by
Phương

Recent Posts

Học Hộ sinh bao nhiêu năm? Trường đào tạo Hộ sinh uy tín

Hộ sinh là một trong những ngành cao quý, liên quan đến lĩnh vực sinh…

1 tuần ago

Ngành Dược là gì? Học ngành Dược có tương lai không?

Ngành Dược là ngành luôn nhận được nhiều sự quan tâm nhiều bạn học sinh…

6 tháng ago

Gps trong ngành dược là gì? Thông tin liên quan

Muốn trao đến tay người dùng thuốc đảm bảo phải đảm bảo các điều kiện…

6 tháng ago

Điều dưỡng cấp cứu có nhiệm vụ gì hiện nay?

Nghề Điều dưỡng là nghề đi đến mục đích chung là chăm sóc, bảo vệ…

6 tháng ago

Mức lương của Dược sĩ Cao đẳng bao nhiêu hiện nay?

Mức thu nhập lương Cao Đẳng Dược là câu hỏi nhiều bạn quan tâm thắc…

6 tháng ago

Ngành Y học môn gì? Thi khối nào hiện nay trên toàn quốc?

Ngành y học môn gì? Thi khối nào là câu hỏi nhiều bạn học sinh…

6 tháng ago