Chứng khoán phái sinh là gì? Đây là thắc mắc của nhiều người khi bắt đầu tìm hiểu về thị trường chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc về khái niệm và những thông tin cơ bản của chứng khoán phái sinh.
Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh là được hiểu là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở. Đây là một hợp đồng tài chính quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Trong đó, giá giao dịch sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên thời điểm thực hiện sẽ ở một ngày cụ thể trong tương lai.
Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại hoặc công cụ tài chính như lãi suất, cổ phiếu, trái phiếu… Chứng khoán phái sinh có một số đặc điểm nổi bật như sau:
– Chứng khoán phái sinh không xác nhận quyền sở hữu với tài sản cơ sở mà chỉ là sự cam kết về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong tương lai của hai bên tham gia vào hợp đồng.
– Mỗi chứng khoán phái sinh sẽ được thành lập dựa trên tối thiểu một tài sản cơ sở và có giá trị gắn liền với giá trị của phần tài sản đó.
– Chứng khoán phái sinh được xem là công cụ gắn liền cùng đòn bẩy tài chính. Chính vì vậy, loại chứng khoán này mang tính chất chủ yếu là đầu tư vào sự biến động giá trị của tài sản chứ không phải đầu tư vào một loại tài sản thực tế.
Những điều cần biết về chứng khoán phái sinh
Xem thêm: Chứng khoán màu tím là gì? Cách đọc bảng giá chứng khoán
Tìm hiểu về chứng khoán phái sinh quốc tế
Chứng khoán phái sinh quốc tế còn được biết đến với tên gọi là chứng khoán thị trường CFD (Contract For Difference), đây là các sản phẩm phái sinh được giao dịch trên các sàn quốc tế. Tại đây nhà đầu tư có quyền lựa chọn các sản phẩm chứng khoán phái sinh của nhiều công ty trên thế giới.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế, sản phẩm phái sinh vô cùng đa dạng như dầu thô, kim loại, nông sản, cổ phiếu của các tập đoàn lớn… Bên cạnh đó, trên thị trường này cũng có nhiều loại tài khoản khác nhau như: tài khoản Tiêu chuẩn, tài khoản Kim cương, tài khoản Cao cấp… Sự khác nhau cơ bản giữa các loại tài khoản này chính là số tiền tối thiểu nộp vào lần đầu, yếu tố đòn bẩy và khối lượng giao dịch.
Đối với chứng khoán phái sinh quốc tế, khi nhà đầu tư Việt Nam muốn thực hiện các hoạt động mua bán, hoặc giao dịch trên thị trường này sẽ thông qua các công ty môi giới. Theo đó, nhà đầu tư sẽ chuyển tiền qua cổng Ngân lượng để đổi từ VNĐ sang USD nhằm thuận tiện cho giao dịch. Số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản đầu tư ở các sàn – nơi mà công ty môi giới liên kết. Sau đó, nhà đầu tư có thể thực hiện mua bán cổ phiếu trên các sàn đã có tài khoản đầu tư.
Các loại chứng khoán phái sinh phổ biến hiện nay
Căn cứ Điều 4 Luật Chứng khoán, chứng khoán phái sinh Việt Nam bao gồm các loại sau:
Hợp đồng quyền chọn
Đây là loại chứng khoán phái sinh xác nhận nghĩa vụ của người bán và quyền của người mua để thực hiện một trong các giao dịch như:
– Thanh toán chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định ở thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã được xác định trong tương lai.
– Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
Hợp đồng tương lai
Đây là loại chứng khoán phái sinh niêm yết, xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch dưới đây:
– Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở vào ngày đã xác định trong tương lai.
– Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày cụ thể trong tương lai.
Những điều cần biết về chứng khoán phái sinh
Xem thêm: Tìm hiểu về khái niệm chứng khoán kinh doanh là gì?
Hợp đồng kỳ hạn
Đây là loại chứng khoán phái sinh giao dịch theo những thỏa thuận trước, xác nhận cam kết giữa các bên về việc mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai.
Hợp đồng hoán đổi
Đây là một thỏa thuận giữa 2 bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng này sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.
Tại Việt Nam, từ tháng 8/2017 chứng khoán phái sinh chính thức được cho phép hoạt động và đưa vào giao dịch với hình thức hợp đồng tương lai. Trong đó, 2 sản phẩm hợp đồng tương lai phổ biến nhất hiện nay là hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ.
Các sản phẩm này được lựa chọn trước tiên là do tính chất sản phẩm đơn giản, tài sản cơ sở đều có tính đại diện cao và là các công cụ có độ rủi ro thấp. Bên cạnh đó, nguyên tắc giao dịch Hợp đồng tương lai cũng không quá khác biệt so với giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở.
Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là ngày nào?
Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh chính là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh (Hợp đồng Tương lai hoặc Hợp đồng Quyền chọn). Trước hoặc trong ngày này, nhà đầu tư phải quyết định sẽ làm gì với vị thế của mình.
Bên cạnh đó, ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai thường được quy định là thứ Năm lần thứ 3 của tháng đáo hạn hợp đồng. Trong đó, các tháng đáo hạn lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của hai quý gần nhất.
Trước khi đáo hạn quyền chọn, người nắm giữ hợp đồng có thể chọn thực hiện quyền chọn, đóng vị thể ghi nhận lãi lỗ hoặc để nguyên hợp đồng vô giá trị đáo hạn. Khác với thị trường chứng khoán cơ sở, trong chứng khoán phái sinh thì mỗi hợp đồng tương lai đều có ngày đáo hạn cụ thể. Vào ngày đó, hợp đồng sẽ ngừng giao dịch và chuyển đổi thành thanh toán bằng tiền mặt.
Khi đó, khách hàng có thể bán đi hoặc mua thêm các hợp đồng này cho đến ngày giao dịch cuối cùng (tương đương với ngày đáo hạn hợp đồng). Đến ngày đáo hạn, toàn bộ các vị thế đang mở cửa hợp đồng đáo hạn sẽ được xem là đóng vào cuối ngày. Toàn bộ phần lãi hoặc lỗ sẽ được thanh toán vào tài khoản của nhà đầu tư vào hôm sau.
Tổng hợp