Categories: Đời sống

Một số cách phân biệt động cơ xăng và dầu

Xăng và dầu là hai nhiên liệu rất quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về xăng và dầu.

Sự khác nhau giữa xăng và dầu

Xăng và dầu đều là những nguyên liệu dùng cho động cơ đốt trong. Đây là sản phẩm của quá trình chưng cất dầu thô. Dầu diesel là loại dầu được dùng phổ biến cho các động cơ hiện nay và trải qua ít bước tinh chế hơn so với xăng.

Các điểm khác biệt giữa xăng và dầu là:

  • Dầu diesel có tỷ trọng năng lượng cao hơn so với xăng.
  • Dầu diesel nặng và trơn hơn xăng do có sự bay hơi chậm hơn xăng.
  • Dầu diesel sẽ giải phóng nhiều năng lượng hơn khi đốt cháy so với cùng một lượng xăng. Vì vậy, các động cơ dầu diesel thường tiết kiệm nhiên liệu hơn động cơ xăng.
  • Trong các động cơ diesel, hòa khí được đốt cháy bởi sức nóng của không khí nén trong xi lanh.
  • Xăng được phân loại bằng chỉ số octan là khả năng chống kích nổ. Còn dầu được phân loại bằng chỉ số cetan là tốc độ bốc cháy sẽ phụ thuộc vào chỉ số này.

Một số cách phân biệt động cơ xăng và dầu

Xem thêm: Tìm hiểu cách phân biệt xăng A92 và A95

Động cơ xăng là gì?

Với những loại xe chạy bằng động cơ xăng, hỗn hợp xăng và không khí sẽ được nén ở áp suất phù hợp. Vào cuối kỳ nén, hỗn hợp đã nén được bugi phát ra tia lửa điện đốt cháy. Tiếp đó, piston đẩy từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới do lượng nhiệt lớn từ quá trình này sinh ra. Nhờ đó trục khuỷu quay và truyền chuyển động tới hộp số rồi tới các bánh xe. Động cơ xăng không thể thiếu bugi, đây cũng là dấu hiệu để nhận biết hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

Động cơ dầu diesel là gì?

Khác với động cơ xăng, động cơ dầu diesel không cần bugi để tạo tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp khí nạp. Ở cuối kỳ nén và đầu kỳ cháy giãn nở, người ta sẽ phun dầu diesel vào buồng cháy ở máy động cơ dầu. Với sự tác động của nhiệt độ và áp suất cao của không khí nén thì quá trình tự cháy sẽ diễn ra.

Ngoài ra, một số động cơ dầu diesel sẽ có thêm một bugi sưởi. Vào mùa đông, không khí nén không tạo đủ áp suất và nhiệt độ để khi phun diesel quá trình tự cháy có thể xảy ra. Lý do là buồng cháy trong động cơ quá lạnh. Khi đó, bugi sưởi ấm có tác dụng làm nóng buồng cháy trước khi khởi động động cơ.

Điểm khác nhau giữa động cơ xăng và động cơ dầu diesel

Thì

Động cơ Diesel

Động cơ xăng

Hút

Hút không khí vào xi lanh

Hút hòa khí (không khí và xăng) vào xi lanh

Nén

Nén không khí đạt nhiệt độ và áp suất cao:

T = (500 – 600)°C

P = (30 – 35) Kg/cm²

Ở cuối quá trình nén, dầu được phun sớm vào buồng đốt.

Ép hòa khí với nhiệt độ và áp suất thấp hơn:

T = (200 – 300)°C

P = (8 – 10) Kg/cm²

Ở cuối quá trình nén, bugi phát tia lửa điện đốt cháy hòa khí.

Sinh Công

Nhiên liệu phun vào buồng đốt hòa trộn với không khí được nén ở áp suất và nhiệt độ cao sẽ tự bốc cháy. Tiếp đó, hỗn hợp cháy giãn nở sinh công cho động cơ.

Bugi phát tia lửa điện đốt cháy hòa khí trong xi lanh. Hòa khí cháy giãn nở sinh công cho động cơ.

Xả

Khí thải được xả ra ngoài qua supap xả.

Khí xả được thải ra ngoài qua supap xả.

Một số cách phân biệt động cơ xăng và dầu

Xem thêm: Tìm hiểu thông tin về xăng RON 92 là gì?

Cách phân biệt động cơ xăng và dầu đơn giản

Tiếng ồn giữa động cơ xăng và dầu

Có một cách phân biệt động cơ xăng và dầu đơn giản nhất là bạn đứng gần động cơ và nghe âm thanh nổ của động cơ. Nếu là động cơ máy dầu âm thanh phát ra lớn hơn và ồn hơn động cơ xăng. Đồng thời nhiên liệu xả ra sẽ có mùi khó chịu hơn sơ với máy xăng. 

Tuy nhiên, cách này chỉ có thể phân biệt giữa các động cơ máy dầu cũ, bởi hiện tại công nghệ sản xuất máy dầu đã vượt bậc và cho ra đời các dòng sản phẩm tiên tiến thì tiếng ồn giữa động cơ xăng và dầu cũng khó nhận biết hơn.

Ký hiệu trên đồng cơ có thể phân biệt xăng và dầu

Để nhận biết động cơ xăng và máy dầu đó là nhìn vào vòng tua máy trên đồng hồ hiển thị thông tin. Nếu vòng tua máy dầu thường ở mức 6000 vòng/rpm và máy xăng thường là 8000 vòng /rpm. Nhưng cũng có một số dòng xe sẽ ở mức 7000 vòng/rpm thì sẽ khó nhận biết, lúc này bạn cần áp dụng thêm các cách nhận biết khác.

Ký hiệu trên nắp bình nhiên liệu

Trên nắp bình nhiên liệu của động cơ máy dầu thường được nhà sản xuất ký hiệu dòng chữ Diesel để dễ nhận biết động cơ sử dụng dầu. Ngược lại, động cơ xăng sẽ không ký bất kỳ ký hiệu nào trên nắp bình. Ngoài ra, khi đã biết được động cơ dầu thì bạn có thể dán chữ DẦU bằng tiếng việt để nhân viên đổ xăng không bị nhầm lẫn.

Model ký hiệu sau đuôi xe

Các chữ ký hiệu từ phía sau đuôi xe như: Kia Sorento Premium CRDI, Kia Sedona Platinum D… Trong đó, Kia là tên hãng xe, Platinum là phiên bản, Sedona là tên dòng xe và đặt biệt chữ D hoặc CRDI thường được ký hiệu là động cơ dầu. Qua đó, bạn có thể dễ dàng nhận biết được xe đang sử dụng nhiên liệu gì.

Kiểm tra sổ đăng kiểm

Thông thường khi điều khiển một chiếc xe ô tô thì cần đầy đủ 3 loại giấy tờ cơ bản là giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và sổ đăng kiểm. Trong đó, bạn nhìn vào dòng “loại nhiên liệu” sẽ thể hiện loại nhiên liệu được sử dụng máy xăng hay máy dầu.

3.5/5 - (10 bình chọn)
Phương

Share
Published by
Phương

Recent Posts

Học Hộ sinh bao nhiêu năm? Trường đào tạo Hộ sinh uy tín

Hộ sinh là một trong những ngành cao quý, liên quan đến lĩnh vực sinh…

1 ngày ago

Ngành Dược là gì? Học ngành Dược có tương lai không?

Ngành Dược là ngành luôn nhận được nhiều sự quan tâm nhiều bạn học sinh…

5 tháng ago

Gps trong ngành dược là gì? Thông tin liên quan

Muốn trao đến tay người dùng thuốc đảm bảo phải đảm bảo các điều kiện…

5 tháng ago

Điều dưỡng cấp cứu có nhiệm vụ gì hiện nay?

Nghề Điều dưỡng là nghề đi đến mục đích chung là chăm sóc, bảo vệ…

6 tháng ago

Mức lương của Dược sĩ Cao đẳng bao nhiêu hiện nay?

Mức thu nhập lương Cao Đẳng Dược là câu hỏi nhiều bạn quan tâm thắc…

6 tháng ago

Ngành Y học môn gì? Thi khối nào hiện nay trên toàn quốc?

Ngành y học môn gì? Thi khối nào là câu hỏi nhiều bạn học sinh…

6 tháng ago