Rớt tốt nghiệp có học Cao đẳng được không và nên làm thế nào?

Các thí sinh rớt tốt nghiệp không cần quá lo lắng bởi còn rất nhiều cơ hội học tập mới dành cho các bạn. Vậy, rớt tốt nghiệp có học Cao đẳng được không và nên làm thế nào? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Rớt tốt nghiệp có học Cao đẳng được không?

Đối tượng tuyển sinh trình độ Cao đẳng được quy định rõ trong Điều 3 Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH như sau:

Rớt tốt nghiệp có học Cao đẳng được không?
Rớt tốt nghiệp có học Cao đẳng được không?
  1. Thời gian tuyển sinh được thực hiện một hoặc nhiều lần trong năm.
  2. Đối tượng tuyển sinh:
  3. a) Đối với trình độ trung cấp:

Học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

  1. b) Đối với trình độ cao đẳng:

– Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;

– Người có bằng tốt nghiệp trung cấp và có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định.

Trường hợp người học dự tuyển vào các nghề đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe; nghệ thuật và an ninh, quốc phòng ngoài các quy định trên còn phải thực hiện theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan và hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Qua Thông tư, chúng ta có thể thấy rằng các thí sinh rớt tốt nghiệp THPT có thể học hệ Trung cấp sau đó học liên thông lên hệ Cao đẳng. Đó là lộ trình học cụ thể của các bạn và lưu ý rằng người chưa tốt nghiệp THPT thì không thể đăng ký học luôn trình độ Cao đẳng mà phải học xong trình độ Trung cấp trước.

Làm thế nào để học Cao đẳng sau khi rớt tốt nghiệp THPT?

Với những bạn đã rớt tốt nghiệp THPT nhưng muốn học Cao đẳng thì các bạn có thể đăng ký thi lại tốt nghiệp THPT lần 2 và sau đó đăng ký xét tuyển vào Cao đẳng sau khi đã thi lại thành công. Quy trình cụ thể như sau:

Làm thế nào để học Cao đẳng sau khi rớt tốt nghiệp THPT?
Làm thế nào để học Cao đẳng sau khi rớt tốt nghiệp THPT?

Bước 1: Đăng ký thi lại tốt nghiệp THPT lần 2

Các bạn cần đăng ký thi lại trong đợt thi tốt nghiệp THPT lần 2. Lưu ý, hãy tìm hiểu kỹ về thời gian và quy định thi lại. Sau đó, bạn hãy chuẩn bị hồ sơ đăng ký thi lại tốt nghiệp, thông thường sẽ bao gồm các giấy tờ như sau:

  • 02 Phiếu ĐKDT giống nhau;
  • Bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu (gọi chung là bản sao) học bạ THPT hoặc học bạ GDTX cấp THPT hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp;
  • Các loại chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có);
  • File ảnh (hoặc 02 ảnh 4×6 trong trường hợp đăng ký dự thi trực tiếp) kiểu căn cước công dân, được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng;
  • Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 hoặc nơi thí sinh ĐKDT về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT;
  • Bản sao Bằng tốt nghiệp THCS;
  • Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận hoặc do sở GDĐT nơi thí sinh đã dự thi xác nhận trong trường hợp thí sinh dự thi tại tỉnh khác.

Tiếp theo, hãy dành thời gian ôn luyện lại các môn thi tốt nghiệp mà bạn đã rớt hoặc có điểm thấp bằng cách tham gia các khóa ôn thi tại các trung tâm hoặc ôn tại nhà.

Bước 2: Thi lại tốt nghiệp THPT và lấy kết quả

Tham gia kỳ thi lại và đợi kết quả thi. Nếu bạn đủ điểm để tốt nghiệp thì sẽ được công nhận và cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.

Bước 3: Đăng ký xét tuyển Cao đẳng

Các bạn hãy tìm hiểu về các ngành học và trường Cao đẳng để đăng ký xét tuyển. Theo đó, tùy từng ngành và tùy từng trường mà phương thức xét tuyển có thể không giống nhau. Ví dụ như Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch xét tuyển ngành Điều dưỡng, Dược, Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Y sĩ đa khoa với điều kiện như sau:

  • Thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT hoặc BTVH;
  • Thí sinh không trong thời gian thi hành án hoặc phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Thí sinh có đầy đủ sức khỏe để học tập trong suốt quá trình học tại Nhà trường.

Các bạn lựa chọn trường và ngành học rồi đăng ký xét tuyển theo các hướng dẫn của trường. Hãy lưu ý về các mốc thời gian đăng ký và nộp hồ sơ để không bỏ lỡ cơ hội học tập của bản thân.

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ xét tuyển vào Cao đẳng

Các bạn sẽ chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho hồ sơ xét tuyển vào Cao đẳng. Theo đó, mỗi trường sẽ có quy định riêng về hồ sơ nhưng cơ bản sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

  • 01 Phiếu đăng ký tuyển sinh Cao đẳng theo mẫu của trường;
  • 02 Bằng tốt nghiệp THPT bản sao có công chứng (áp dụng với thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2024);
  • 02 Học bạ THPT (bản sao có công chứng);
  • 02 Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2025);
  • 04 Ảnh 3×4;
  • 01 Giấy khai sinh (bản sao có công chứng) + 01 Căn cước công dân (bản sao có công chứng);
  • 01 Bộ hồ sơ học sinh, sinh viên trong đó có 01 sơ yếu lý lịch, điền đầy đủ thông tin và xin dấu xác nhận cơ quan địa phương);
  • Giấy chuyển sinh hoạt Đoàn (nếu có);
  • Giấy khám sức khỏe (có dấu xác nhận của cơ sở y tế);
  • Giấy chuyển nghĩa vụ quân sự (đối với nam nếu có);
  • Các loại giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên khác (nếu có).

Bước 5: Theo dõi kết quả xét tuyển

Kết thúc thời gian xét tuyển, các trường Cao đẳng sẽ công bố kết quả. Do đó, các bạn cần cập nhật thường xuyên để biết kết quả và làm thủ tục nhập học đúng thời hạn. Nếu trúng tuyển, bạn sẽ nhận được thông báo nhập học từ trường và cần hoàn tất các thủ tục nhập học theo yêu cầu.

Qua bài viết trên, hvtc.com.vn đã cung cấp toàn bộ thông tin nhằm giải đáp cho câu hỏi “Rớt tốt nghiệp có học Cao đẳng được không?”. Như vậy, dù rớt tốt nghiệp THPT nhưng bạn vẫn có thể theo học Cao đẳng thông qua các hình thức như thi lại hoặc học Trung cấp rồi liên thông. Do đó, các bạn không cần lo lắng con đường học tập bị khép lại mà chỉ cần có quyết tâm và lựa chọn con đường học tập sao cho phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.

Rate this post

About the author