Trong những năm gần đây ngành tài chính ngân hàng liên tục là điểm nóng đối với rất nhiều bậc phụ huynh cũng như các bạn thí sinh. Để hiểu rõ về ngành tài chính ngân hàng học gì, thi gì, ra trường có việc làm không? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngành tài chính ngân hàng là gì?
Tài chính – ngân hàng (tên tiếng Anh là Finance and Banking) làm một ngành khá rộng, bao quát toàn bộ các hoạt động liên quan đến giao dịch tiền tệ và kinh doanh thông qua ngân hàng. Cụ thể đó là tập trung các lĩnh vực liên quan đến tài chính như: Tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp và tất cả các vấn đề cần đến công cụ tài chính để thanh toán các cước phí trong nước và quốc tế.
Tìm hiểu thêm bài viết liên quan: ngành tài chính ngân hàng thi khối nào
Ngành Tài chính – ngân hàng được chia nhỏ thành nhiều lĩnh vực riêng biệt đó là: Chuyên ngành về tài chính, chuyên ngành ngân hàng, chuyên ngành phân tích tài chính, kinh tế học tài chính…
Chương trình đào tạo ngành Tài chính – ngân hàng sẽ trang bị cho sinh viên tất cả các kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành về lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ, phương pháp quản trị tín dụng… để giúp bạn có thể theo đuổi ngành nghề cùng với sự phát triển vượt bậc của ngân hàng hiện nay.
Học ngành tài chính ngân hàng ra làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí như: Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại; kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ; Chuyên viên kinh doanh tiền tệ, Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn; Chuyên viên tài trợ thương mại; Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp; Chuyên viên định giá tài sản; Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp; Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành, Tổng giám đốc; Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng.
Bài viết liên quan: ngành y dược lấy bao nhiêu điểm
Các vị trí hấp dẫn kể trên cho phép sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng làm việc tại nhiều cơ quan khác nhau bên cạnh các ngân hàng, bao gồm: Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác, các tổ chức tài chính; Cục thuế, hải quan, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng hoặc làm nhân viên kinh doanh của các công ty; Công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán; Công tác tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
Tại sao nên chọn ngành tài chính ngân hàng?
Được đào tạo chuyên nghiệp với nhiều cơ hội thăng tiến
Nếu bạn học tài chính – ngân hàng và làm việc tại các ngân hàng danh tiếng như Morgan Stanley, JP Morgan, Credit Suisse… trên thế giới hay ngân hàng ACB, Eximbank… ở Việt Nam, chắc hẳn bạn sẽ có cơ hội được đào tạo một cách bài bản cùng với nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp khi nỗ lực cố gắng và vượt qua những thử thách mà doanh nghiệp đặt ra. Điều này giúp bạn có được nền tảng vững chắc về kiến thức, kỹ năng cũng như là “bàn đạp” thuận lợi cho sự thăng tiến của bạn sau này!
Lương thưởng hấp dẫn
Mức lương trung bình khởi điểm trong ngành ngân hàng có thể lên đến 45.000 USD/ năm – gấp đôi so với các mức lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường. Các ngân hàng lớn cũng thường xuyên có nhiều chế độ đãi ngộ ấn tượng như chăm sóc sức khỏe, các chuyến tham quan, du lịch, bảo hiểm, thẻ thành viên nhà hàng và phòng gym… Chế độ đãi ngộ không chỉ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mà còn là cơ hội nhận được những khoản thưởng đáng kể vô cùng hấp dẫn!
Cơ hội làm việc quốc tế và các chuyến du lịch nước ngoài
Các ngân hàng, trung tâm tài chính lớn đa phần đều có nhiều chi nhánh quốc tế. Chính vì vậy, việc bạn được làm việc ở một ngân hàng quốc tế nổi tiếng như JP Morgan, HSBC… tại Việt Nam là điều hoàn toàn có thể. Hơn thế nữa, bạn còn có nhiều cơ hội được gửi đi thực tập, công tác ở các chi nhánh của ngân hàng trên toàn thế giới. Ví dụ như JP Morgan có truyền thống gửi các “tân binh” mới tốt nghiệp của mình đến trụ sở chính tại New York (Mỹ) để đào tạo về hệ thống ngân hàng toàn cầu của họ. Vậy nên, khi làm trong lĩnh vực này, bạn sẽ đi công tác tại một trung tâm tài chính ở một quốc gia khác như New York, Singapore, Hồng Kông, Tokyo…
Trên đây là một số những kiến thức, thông tin xung quanh vấn đề về tài chính ngân hàng, hy vọng rằng với những kiến thức được chia sẻ trong bài đã có thể giúp bạn hiêu rõ hơn về ngành tài chính ngân hàng, từ đó có thể có cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất nhé.