Ngành tài chính ngân hàng thi khối nào? Học gì, học trường nào, sau khi ra trường thì làm gì? Có nên chọn ngành tài chính ngân hàng làm ngành định hướng phát triển tương lai không? Có lẽ đó là thắc mắc của hầu hết các bậc phụ huynh học sinh đang có con em chuẩn bị thi đại học. Cùng giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé.
Ngành tài chính ngân hàng là gì – Ngành tài chính ngân hàng thi khối nào?
Ngành tài chính ngân hàng là ngành học khá rộng, có sự hội tụ của nhiều kiến thức khác nhau liên quan đến tất cả các lĩnh vực thuộc các ngành dịch vụ như: giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ.
Trong đó nó có thể chia làm nhiều ngành khác nhau như: tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, tài chính thuế hay tài chính bảo hiểm hoặc có thể hiểu cụ thế hơn thì tài chính ngân hàng chính là hình thức kinh doanh liên quan đến vấn đề về tiền tệ thông qua ngân hàng hay các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế
Ngoài các lĩnh vực liên quan đến tài chính ngân hàng thì người học ngành này cũng còn được bồi dưỡng kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác từ cơ bản đến chuyên sâu, có thể kế đến một số ngành bên cạnh tài chính ngân hàng như: Tài chính doanh nghiệp, tài chính thuế, tài chính bảo hiểm, Kinh tế học tài chính c,huyên ngành Phân tích tài chính, …
Ngành Tài chính ngân hàng thi khối nào?
Hiện nay, Bộ giáo dục và Đào tạo quy định mỗi ngành học sẽ được xét tuyển tối đa là 4 tổ hợp môn, có những trường dành 1 – 2 tổ hợp môn xét tuyển. Tuy nhiên, có trường xét tuyển đến 4 tổ hợp môn đối với ngành Tài chính ngân hàng để tạo thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Đối với ngành Tài chính ngân hàng, các thí sinh có thể đăng ký dự thi khối A hoặc khối D, tùy theo phương án tuyển sinh của từng trường mà xét tuyển các môn thi khác nhau. Thông thường, các tổ hợp môn xét tuyển gồm:
Xem thêm: Học khối B làm nghề gi dễ xin việc
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý
- C02: Ngữ văn, Toán- Hóa học
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lý
- C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
- D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
- D10: Toán, Địa lí, Tiếng Anh
- D11: Ngữ văn, Vật lý, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
- D96: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
Sự đa dạng về tổ hợp xét tuyển của ngành Tài chính ngân hàng đã đem đến nhiều cơ hội chọn lựa cho thí sinh. Do đó, các bạn có thể chọn lựa những tổ hợp môn xét tuyển có lợi thế nhất để tăng khả năng trúng tuyển vào các trường.
Bên cạnh phương thức xét tuyển dựa vào bằng kết quả thi THPT quốc gia, có nhiều trường còn xét học bạ THPT của thí sinh. Trong đó, có trường xét kết quả 3 năm học lớp 12, có trường xét tuyển năm lớp 12 hay xét một số môn và kỳ học nhất định.
Các trường đào tạo ngành tài chính ngân hàng
Với ngành tài chính ngân hàng thì hiện nay có nhiêu các trường học đào tạo về ngành nghề này, dưới đây là một số những trường Đại học điểm trong lĩnh vực về đào tạo ngành tài chính ngân hàng mà bạn có thế tham khảo:
* Các trường có ngành tài chính ngân hàng ở Hà Nội
– Đại Học Ngoại Thương
– Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
– Học Viện Ngân Hàng
– Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
– Học Viện Tài Chính…
* Các trường có ngành tài chính ngân hàng ở TpHCM
– Đại Học Ngoại Thương (phía Nam)
– Đại Học Kinh Tế TPHCM
– Đại Học Công Nghiệp TPHCM
– Đại Học Ngân Hàng TPHCM
– Đại Học Tài Chính Marketing …
– Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế
– Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng
– Đại Học Cần Thơ
– Đại Học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh – Đại Học Thái Nguyên
– Đại Học Đồng Tháp …
Các vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng
Với những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực Tài chính ngân hàng, bạn có nhiều cơ hội việc làm và có thể đảm nhận được các vị trí công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Chuyên viên tín dụng ngân hàng;
- Nhân viên kinh doanh ngoại tệ;
- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ;
- Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp;
- Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn;
- Chuyên viên kế toán;
- Kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại;
- chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán;
- Chuyên viên định giá tài sản;
- Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế;
- Chuyên viên tài trợ thương mại;
- Chuyên viên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp;
- Các vị trí công việc trong nhiều lĩnh vực tài chính;
- Trở thành giảng viên giảng dạy các môn liên quan đến lĩnh vực Tài chính ngân hàng;
- Làm việc tại các cơ quan, công ty, tổ chức, doanh nghiệp với các vị trí như nhân viên bộ phận phụ trách tiền lương, cán bộ thuế ở các công ty chứng khoán, bảo hiểm…
Với những vị trí trên, bạn có thể dự tuyển vào các cơ quan khác như:
- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty chứng khoán, hay các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác, các tổ chức tài chính…
- Cục thuế, hải quan, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng hoặc làm nhân viên kinh doanh của các công ty…
- Công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán…
- Công tác tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hay các viện nghiên cứu.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các thí sinh nắm được ngành Tài chính ngân hàng thi khối nào cũng như các vị trí công việc của ngành này.