OTC trong ngành Dược là gì? Xu hướng phát triển kênh OTC của các ông lớn trong những năm tới như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này thông quan bài viết sau đây.
OTC trong ngành Dược là gì?
OTC là từ viết tắt của cụm từ Over The Counter trong ngành Dược thì đây có nghĩa là các loại thuốc có thể bán mà không cần kê đơn, chỉ cần hướng dẫn sử dụng thuốc của các dược sĩ ngay tại điểm bán. OTC cũng chính là một kênh bán lẻ của các nhà thuốc, quầy thuốc.
OTC trong ngành Dược là gì? Xu hướng phát triển kênh OTC như thế nào?
Các doanh nghiệp đang dần chuyển đổi từ kênh ETC sang OTC
Do vị thế cạnh tranh nên bắt đầu từ năm 2013, quy định mới về việc lựa chọn thuốc trúng thầu trong các bệnh viện lại là ưu tiên những loại thuốc có giá thấp. Việc phát triển kênh OTC sẽ giúp cho các doanh nghiệp củng cố được vị trí, đảm bảo được khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo số liệu thống kê năm 2016, thì tỷ trọng doanh thu của OTC và ETC xấp xỉ 80% và 20%. Con số này cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự chuyển đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Thị trường rộng mở cũng chính là một trong những lý do khiến cho các doanh nghiệp đang chuyển đổi từ kênh ETC sang OTC. Theo số liệu thống kê của Nielsen Việt Nam thì tại nước ta hiện nay có đến 50.000 nhà thuốc bán lẻ nhưng lại chỉ có 1.100 bệnh viện. Tỷ lệ này chênh lệch quá lớn và thị trường OTC vẫn đang là chiếc bánh khổng lồ mà các doanh nghiệp muốn có được.
Những lợi ích vượt trội của kênh OTC
- Giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn rất nhanh chóng
- Với kênh OTC, các doanh nghiệp dễ dàng làm chủ được việc phát triển thị trường, giúp các công ty tăng được mức độ ảnh hưởng với các nhà thuốc, đồng thời giảm sức ảnh hưởng của những đại lý cấp 1.
- Giảm được sự phụ thuộc doanh thu vào các điểm bán buôn.
Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay có thói quen lựa chọn những điểm bán hàng gần nhà. Người tiêu dùng muốn có được sự nhanh chóng và tiện lợi nên luôn hướng đến những nhà thuốc này thay vì phải chờ đợi lâu tại các bệnh viện. Đây chính là lý do khiến cho các loại thuốc OTC được người dùng ưa chuộng hơn, phát triển mạnh mẽ hơn so với thuốc ETC.
OTC trong ngành Dược là gì? Xu hướng phát triển kênh OTC như thế nào?
Chuyển đổi từ kênh ETC sang OTC sẽ gặp phải những khó khăn và thách thức gì?
Khó khăn đầu tiên khi thực hiện chuyển đổi này chính là chi phí bán hàng và quản lý sẽ tăng cao vì các doanh nghiệp sẽ phải đầu tư vào hệ thống trình dược viên để có thể tiếp cận được với thị trường, tiếp cận tới các nhà thuốc và đặc biệt là họ phải có khả năng bán hàng.
Ngoài việc đầu tư vào hệ thống trình dược viên thì các doanh nghiệp cũng sẽ mất một khoản chi phí cho đội ngũ quản lý, kiểm soát và một hệ thống để hỗ trợ kinh doanh như nhập đơn hàng, thống kê doanh số và báo cáo số liệu.
Thị trường kênh OTC đang bao phủ rộng khắp các vùng, trình dược viên sẽ phân bố trên thị trường đến từng ngóc ngách. Chính vì thế, công tác quản lý sẽ gặp phải nhiều trở ngại hơn và hiện tượng “cooking data” lại càng tăng. Điều khiến cho hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều ái ngại chính là chi phí bị hao hụt do các chương trình khuyến mãi và chiết khấu cho các nhà thuốc.
Bên cạnh đó, các sản phẩm có yêu cầu rất khắt khe về quy trình bảo quản và thời hạn sử dụng. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần phải có biện pháp bảo quản và kiểm soát theo quy tắc riêng để có thể đáp ứng được chất lượng của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
Những giải pháp cho thách thức kênh OTC
Các doanh nghiệp lớn đi đầu trong việc chuyển đổi từ kênh ETC sang OTC cũng nhận thấy rằng có rất nhiều khó khăn trong quá trình vận hành và họ quản lý vẫn chưa phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Chính vì thế,họ đã mạnh mẽ thay đổi hệ thống quản lý kênh phân phối OTC và công tác quản lý trình dược viên. Một trong những giải pháp mà các doanh nghiệp Dược phẩm lựa chọn chính là phần mềm DMS.
Lợi ích lớn nhất của việc sử dụng phần mềm DMS vào kênh bán hàng OTC chính là sự chủ động được trong việc khai thác và quản lý bán hàng trên thị trường hiện nay. Phần mềm này hướng tới tăng cường độ phủ khách hàng tiềm năng bằng cách tiếp cận với các nhà thuốc, rút ngắn được thời gian đưa sản phẩm tới tận tay của người tiêu dùng. Giải pháp DMS sẽ đồng hành cùng với sự phát triển và thành công của các doanh nghiệp Dược phẩm.
Để có thể làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm thì các bạn sẽ phải trải qua đào tạo bài bản tại các trường đại học, cao đẳng Dược. Hiện nay, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đang tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM. Đây là một địa chỉ đào tạo uy tín luôn được đánh giá cao mà các bạn có thể yên tâm tin tưởng lựa chọn để gửi gắm ước mơ theo đuổi ngành Dược của bản thân.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp cho các bạn nắm được OTC trong ngành Dược là gì? Xu hướng phát triển kênh OTC như thế nào? Và có những định hướng phát triển rõ ràng đối với tương lai của bản thân.