Sinh viên mới chân ướt chân ráo bước chân vào cánh cổng đại học, tạm rời xa vòng tay của gia đình cần phải học ngay cách tự lập và trưởng thành hơn để có thể tự lo liệu cho mình về mọi mặt cho cuộc sống từ việc học tập cho đến chi phí sinh hoạt cá nhân.
Có lẽ rằng những năm tháng sinh viên sẽ là một cột mốc vô cùng quan trọng để đánh dấu sự trưởng thành của mỗi một người chúng ta. Nhiều bạn sinh viên có thể sẽ phải đi xa nhà để học tập và sinh sống ở môi trường khác hoàn toàn xa lạ, cũng như tự lo toan cho cuộc sống mà không có sự chăm sóc hàng ngày của cha mẹ.
Sinh viên là đối tượng vô cùng khó khăn về tài chính
Lẽ tất nhiên rằng để bắt đầu một cuộc sống mới ở nơi đất khách quê người không phải là một điều đơn giản. Ngoài việc học tập thì bạn sẽ còn phải tự thân lo lắng cho cuộc sống từ những việc nhỏ nhặt nhất như là mua gì, ở đâu và chi tiêu sao cho tiết kiệm nhất.
Dù bạn có sống ở đâu đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải học cách tiết kiệm cho ngân khố của mình. Chi tiêu một cách thiếu thận trọng và trót “vung tay” vào những thứ không cần thiết sẽ có thể khiến bạn nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu thốn, nợ nần chồng chất, khủng hoảng về kinh tế. Những kinh nghiệm liệt kê dưới đây sẽ co thể giúp cho các bạn tân sinh viên có thể tiết kiệm chi phí sinh hoạt, giảm bớt gánh nặng và nỗi lo kinh tế cho gia đình, nhất là những bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Thuê nhà trọ giá cả hợp lý
Tiền phòng trọ luôn luôn chiếm phần lớn sinh hoạt phí hàng tháng được cấp mà của các bạn sinh viên không ở cùng gia đình. Vì thế, nếu bạn được ở trong khu kí túc xá của trường đại học, thì các bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ so với việc bạn thuê nhà trọ bên ngoài.
Sinh viên đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập
Tất cả các trường đại học trong nước hoặc ngoài nước đều có những chính sách để hỗ trợ và ưu tiên cho các bạn sinh viên trong diện có hoàn cảnh khó khăn được ở trong kí túc xá của nhà trường. Tận dụng triệt để lợi thế này có thể giúp bạn tiết kiệm được 60% chi phí sinh hoạt.
Lập danh sách chi tiêu
Việc bạn lên kế hoạch ngân sách rất quan trọng trong giai đoạn này. Nó không chỉ là giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn định hướng một cách chi tiêu đúng mục đích trong tương lai. Đầu tiên, bạn cần phải tạo ra thói quen liệt kê các danh mục cần chi trong một tháng, càng cụ thể và chi tiết càng tốt.
Và nhớ, để bản thân mình kiểm soát tài chính một cách thông minh thì bạn phải phân biệt rõ ràng đâu là thứ mình cần và đâu là thứ mình thích khi đi mua sắm. Những món đồ cần thiết cho học tập và cuộc sống thì nên đầu tư, còn những thứ chỉ đơn giản là thích thú thì nên suy xét cho kỹ lưỡng.