Học xong ngành tài chính ngân hàng ra làm gì?

Ngành tài chính ngân hàng luôn đóng góp một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam do đó, cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên học ngành này rất rộng mở. Cụ thể, học ngành tài chính ngân hàng ra làm gì, lương bao nhiêu, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ngành tài chính ngân hàng là gì?

Tài chính ngân hàng là ngành kinh tế liên quan đến lĩnh vực tiền tệ và các công cụ tài chính tại ngân hàng. Sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo những kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn về lĩnh vực ngân hàng, tài chính, phát hành cổ phiếu, huy động vốn cho doanh nghiệp, phân tích tài chính, dự báo đầu tư…

Trong ngành tài chính ngân hàng còn có các chuyên ngành nhỏ hơn để sinh viên tìm hiểu chuyên sâu như Tài chính doanh nghiệp, Tài chính thuế, Tài chính bảo hiểm, Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính…

Triển vọng nghề nghiệp của ngành tài chính ngân hàng

Ngành tài chính ngân hàng có dễ xin việc không?

Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học ngành tài chính ngân hàng, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:

– Chuyên viên tín dụng ngân hàng

– Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn

– Chuyên viên tài trợ thương mại

– Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp, ngân hàng

– Chuyên viên định giá tài sản

– Chuyên viên kế toán, kiểm toán ngân hàng

– Kế toán phòng thanh toán quốc tế

– Nhân viên kinh doanh ngoại tệ

– Giảng viên ngành tài chính ngân hàng…

Ngành tài chính ngân hàng có cơ hội nghề nghiệp đa dạng

Ngành tài chính ngân hàng có cơ hội nghề nghiệp đa dạng

>>>>Xem thêm: Sức hút đặc biệt đến từ Học viện Tài chính với các bạn trẻ

Theo báo Dân trí, 9 công việc phổ biến nhất trong ngành tài chính ngân hàng lần lượt là: nhà phân tích tài chính; nhà tư vấn tài chính cá nhân; kế toán; kiểm toán; nhân viên ngân hàng; nhà thu hồi vốn; hậu cần; thủ quỹ và nhà phân tích ngân sách.

Với nhiều công việc đa dạng như vậy, chắc chắn sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ dễ dàng tìm được cho mình một công việc phù hợp. Các chuyên gia cũng dự báo rằng, nhu cầu nhân sự ngành tài chính ngân hàng trong năm 2020 có thể đạt tới 130.000 người. Tuy nhiên, để thực sự cạnh tranh được trong môi trường làm việc này, bạn phải đáp ứng được các yêu cầu đầu vào của nhà tuyển dụng như trình độ học vấn, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm hay các năng lực khác…

Ngành tài chính ngân hàng lương bao nhiêu?

Lương của người làm trong ngành tài chính ngân hàng tùy thuộc vào công việc, nơi công tác cũng như năng lực, kinh nghiệm của từng người.

Theo thống kê, các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, cơ quản quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng, các tổ chức tài chính có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng… trả lương cho nhân viên của mình cao hơn cả (dao động từ 500 – 1000USD, tương đương 11 triệu – 22 triệu đồng).

Tiếp đó là các công ty bảo hiểm, các công ty, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cục thuế, hải quan, công ty kiểm toán, công ty kinh doanh bất động sản… có mức lương khá ưu đãi cho nhân viên.

Cuối cùng, giảng viên công tác tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có mức lương thấp nhất, nhưng vẫn cao hơn so với một số ngành khác.

Lương ngành tài chính ngân hàng ở mức ổn định và khá cao

Lương ngành tài chính ngân hàng ở mức ổn định và khá cao

>>>>Xem thêm: Logo Học Viện Tài Chính Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?

Đây có thể là mức lương ổn định vào cao, khiến nhiều người làm ngành nghề khác ghen tị. Tuy nhiên, thực tế, để có được khoản lương như vậy, nhân viên, chuyên viên tài chính ngân hàng đã phải làm việc khá vất vả và tạo ra mức lợi nhuận cho ngân hàng gấp đôi số tiền đó. Theo thống kê, một nhân viên Vietinbank mang lại lợi nhuận trung bình là 31.200.000VNĐ/tháng, Vietcombank là 35.000.000VNĐ/tháng, MB Bank là 43.410.000VNĐ/tháng…

Như vậy, sinh viên ngành tài chính ngân hàng có cơ hội việc làm rộng mở với mức thu nhập khá cao. Tuy nhiên, mỗi người phải không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng để đạt được hiệu quả trong công việc và hưởng một mức lương xứng đáng với năng lực.

5/5 - (1 bình chọn)

About the author