Xăng là một loại nhiên liệu phổ biến thường được dùng cho ô tô và xe máy có thể hoạt động tốt. Vậy xăng được làm từ gì?
Xăng được làm từ gì?
Xăng là hợp chất của cacbon và hydro dễ bốc cháy và bay hơi. Xăng được dùng như một loại nhiên liệu làm chất đốt cho các loại động cơ đốt trong và dùng trong sinh hoạt như đun nấu, bật lửa… Ngoài ra, xăng còn được dùng làm dung môi hòa tan một số chất, tẩy rửa vết bẩn bám trên các kim loại, nhựa, kính, vải…
Xăng có nguồn gốc từ dầu mỏ có trong thiên nhiên, được lấy ra từ mỏ dầu dưới lòng đất. Xăng bao gồm các hợp chất hữu cơ thu được từ quá trình chưng cất phân đoạn dầu mỏ, được tăng cường với nhiều loại phụ gia khác nhau.
Dầu thô được khoan và bơm lên từ lòng đất, là một chất lỏng hơi sệt, màu nâu sẫm, đó là một hỗn hợp của rất nhiều loại hyđrocarbon có công thức cấu tạo khác nhau. Sau khi lấy về sẽ được đựng vào trong một bồn chưng cất, trong dầu mỏ chứa những hợp chất cacbon nước nên có điểm sôi rất thấp và khi đun nóng ở nhiệt độ 200 độ C có thể khiến một lượng dầu mỏ biến thành hơi. Dầu mỏ bốc hơi đi qua hệ thống ống dẫn được làm lạnh từ bên ngoài và chuyển sang thể lỏng. Qua các công nghệ chưng cất vài lần, người ta đã tách ra và thu được xăng nguyên chất.
Tìm hiểu về xăng được làm từ gì?
Xem thêm: Tìm hiểu thông tin về xăng RON 92 là gì?
Thành phần hóa học của xăng
Thành phần hóa học của xăng rất phức tạp, thường chia thành phần chúng ra làm hai phần chính là hydrocacbon và phi hydrocacbon. Với khoảng nhiệt độ sôi <180°C, phân đoạn xăng bao gồm các hydrocacbon từ C5 – C10. Cả 3 loại hydrocacbon parafinic, aromatic, naptenic đều có mặt trong phân đoạn xăng. Ngoài ra còn có các hợp chất nitơ, oxy và lưu huỳnh.
Trong thành phần hoá học của xăng có khoảng 500 loại hydrocacbon khác nhau và mỗi loại có cấu trúc từ 3 – 12 nguyên tử C. Tuy nhiên, có 3 dạng hydrocacbon thường được dùng để pha chế xăng thương phẩm, đó là parafin, olefin, aromatic, đây chính là thành phần hoá học cơ bản của xăng.
Xăng động cơ là một loại nhiên liệu, một hợp chất hoá học vô cùng phức tạp. Nó chứa đến hàng trăm loại hydrocacbon khác nhau như: olefins, parafins, naphthenes, aromatic. Xăng thương phẩm thường được lấy từ nhiều quá trình lọc hóa dầu khác nhau như chưng cất, alkyl hóa, izome hóa, polime hoá, cracking, reforming…
Tùy vào từng loại xăng mà người ta sẽ pha trộn thêm các chất phụ gia cần thiết để giải quyết các vấn đề như:
- Không kích nổ
- Không đóng băng chế hòa khí
- Không tạo nút hơi
- Bật máy tốt
- Ít tạo cốc, tàn, nhựa…
Các loại xăng phổ biến hiện nay
Theo quá trình phát triển của ngành động cơ đốt trong, xăng cũng dần được cải tiến thành phần hợp chất để phù hợp với các loại động cơ khác nhau. Và “Mogas” là từ viết tắt cho Motor Gasonline, có nghĩa là xăng thương mại được sử dụng cho các loại động cơ.
Xăng được phân chia theo 4 loại sau:
+ Xăng Mogas 83 (M83): Loại xăng này có màu vàng và mùi đặc trưng, thường được sử dụng cho các phương tiện có tỉ số nén là 8:1 và có chỉ số Octan là 83. Hiện tại, xăng Mogas 83 không được sử dụng ở thị trường Việt Nam. Vì xăng này chỉ dùng cho các động cơ có tỷ số nén thấp như máy bơm, máy nổ và các phương tiện sản xuất theo theo công nghệ cũ của những năm 90. Ngoài ra, xăng Mogas 83 chứa nhiều lưu huỳnh và tạp chất nên khi sử dụng sẽ thải ra rất nhiều khi S02 gây ô nhiễm môi trường.
+ Xăng Mogas 92 (M92): Xăng này có màu xanh lá và mùi đặc trưng, thường được sử dụng cho các phương tiện có chỉ số Octan là 92 và tỷ số nén dưới dưới 9,5:1.
+ Xăng Mogas 95 (M95): Xăng có màu vàng và mùi đặc trưng, thường được sử dụng cho các phương tiện có chỉ số Octan là 95 và tỷ số nén trên 9,5:1.
+ Xăng sinh học E5: Là loại xăng được pha từ Mogas 92 với 5% cồn Ethanol. Loại cồn này được điều chế từ các hợp chất có từ nguồn gốc từ động thực vật như ngũ cốc, chất béo, chất thải nông nghiệp là rơm, rạ. Vì chỉ số của cồn ethanol là 109 nên khi pha vào xăng Mogas 92 thì sẽ làm tăng chỉ số của hợp chất này lên 1 – 2 chỉ số và xăng E5 sẽ có chỉ số Octan tương đương xăng A93 và A94.
Tìm hiểu về xăng được làm từ gì?
Xem thêm: Xăng RON 95 là gì? Một số mẹo đổ xăng tiết kiệm
Các tiêu chí đánh giá chất lượng của xăng
Chất lượng của xăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của động cơ. Để biết loại xăng nào tốt cho động cơ và đảm bảo an toàn khi sử dụng cần xem xét trên nhiều yếu tố.
Tính chống kích nổ
Chỉ số octan là đại lượng tiêu chuẩn để đánh giá khả năng chống kích nổ của xăng. Chỉ số này rất quan trọng và được liệt kê đầu danh sách tiêu chí thể hiện chất lượng của xăng. Hiện nay, các loại xăng đang sử dụng có giá trị octan dao động từ 92 – 98. Việc xem xét chỉ số octan sẽ giúp người dùng lựa chọn loại xăng phù hợp với dòng xe của mình.
Tính bay hơi
Các loại xăng muốn cháy để đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho động cơ hoạt động thì cần phải bay hơi và kết hợp với lượng khí oxi vừa đủ thông qua bộ chế hòa khí. Do đó, nếu quá trình này không được đảm bảo thì động cơ sẽ không phát huy hết công suất dẫn đến các sự cố kỹ thuật và làm tiêu tốn nhiên liệu. Chính vì vậy, loại xăng có độ bay hơi sẽ thích hợp để đốt cháy trong động cơ.
Tính ổn định
Tính ổn định của xăng được đánh giá dựa vào khả năng giữ vững các chất hóa học trước ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Các yếu tố tác động đến tính ổn định của xăng gồm nhiệt độ, mức độ và thời gian tồn chứa, diện tích tiếp xúc với không khí, độ sạch và độ khô của vật chứa, hàm lượng keo nhựa có trong xăng.
Lựa chọn chỉ số octan thích hợp
Loại xăng nào có chứa chỉ số octan cao thì khả năng chống kích nổ cao và ngược lại. Bên cạnh đó, ngoài những thông số về monen xoắn, công suất thì tỷ số nén cũng là một thông số quan trọng quyết định sức mạnh của động cơ.
Thông thường thì các loại xăng có chỉ số octan cao sử dụng cho những động cơ có tỷ số nén cao. Nếu sử dụng xăng có chỉ số octan cao cho các loại động cơ có tỷ số nén thấp thì xăng sẽ khó cháy và trường hợp cháy không hết sẽ tạo thành cặn than gây bẩn máy dẫn đến trình trạng hao hụt xăng, không mang lại lợi ích kinh tế. Ngược lại, nếu như sử dụng xăng có chỉ số octan thấp cho các động cơ có tỷ số nén cao sẽ làm ô nhiễm môi trường do thải ra khí độc hại và nguy hiểm hơn là có thể sẽ gây ra hiện tượng cháy nổ.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được xăng được làm từ gì và các loại xăng phổ biến hiện nay.